Cách chăm sóc phong lan đây là yếu tố quyết định trong toàn bộ quy trình trồng lạn. Bạn phải thực hiệu tốt các yếu tố sau đây.
1. NƯỚC: là một yếu tố quan trọng nhất không thể thiếu được. Cũng như con người chúng ta không thể thiếu nươc và chú ý lúc nào cần uống nhiều, lúc nào cần uống it cho phù hợp với cơ thể của chúng ta. Phong lan cũng vậy, nếu ta tưới nhiều quá sẽ làm lan thối đọt tạo điều kiện cho sâu bệnh, nấm phát triển, mà khô quá thì lan héo và tùy theo loại giống...Chúng ta phải kiểm tra nguồn nước có bị mặn, chua, phèn, bị nhiễm độc, clo, độ PH cho phép hay không (thường độ PH5,6) là tốt. Nên tưới vào buổi sáng và chiều mát, không nên tưới vào buổi trưa và tưới bằng cách phun sương là tốt nhất. Nếu ngày hôm trước phun thuốc trừ bệnh thì hôm sau phải tưới nước cho sạch cặn thuốc bám vào lan và trời mưa cũng vậy chúng ta cũng phải tưới cho sạch nước mưa.
2. ÁNH SÁNG:
Cây không thể thiếu ánh sáng, thiếu ánh sáng dẫn đến cây vỏng cao ốm yếu, không ra hoa thầm trí bị sâu bệnh tấn công, bị thối dễ... Ngược lại để nắng quá dẫn đến cây thấm, còi cọc, lá úa vàng, khô héo, chết dần. Tùy từng loại lan mà độ sáng phù hợp với, tuy từng thời gian sinh trưởng. Sau đây tôi thông kê một số loại lan chịu nắng như sau:
- Lạn Dendrobium, Vand lá dẹp: 70% nắng.
- Hồ điệp (phalaenopsis): 30% nắng.
- Bò Cạp, Vanda lá dài: 100% nắng.
- Lan nhỏ trong thời gian trưởng thành: 50% nắng.
- Lan nhỡ chiu: 70% nắng.
- Mokara, Avanda, Renanthera: 70%-80% nắng.
Tuy nhiên còn tùy thuộc vào thời tiến nắng nóng, khô hanh mà ta che nắng cho phù hợp. Chú ý khi làm giàn tạo cho lan chiếu nắng vào buổi sáng tốt hơn buổi chiều. Lan nhận ánh sáng đủ sẽ phát triển tốt ra hoa đều ít sâu bệnh.
3. DINH DƯỠNG:
Cách chăm sóc lan đúng dinh dưỡng giúp cho lan phát triển tốt, cây mập, ra hoa nhiều, hoa to và bề màu sắc đậm đà, ngược lại lan thiếu dinh dưỡng cây còi cọc, không ra hoa, nếu ra hoa thì hoa nhỏ, thậm trí cây chết dần.
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại phân bón cho lan nhưng chúng ta phải cung cấp đủ 13 chất dinh dưỡng cho lan như: Đạm, Lân, Kali, Lưu Huỳnh, Magiee, Canxi, Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Bo, Molypden và Clo. Tùy vào thời điểm cây sinh trưởng mà chúng ta bón phân cho phù hợp. Khi cây nhỏ chưa cần ra hoa chúng ta bón nồng độ đạm cao, sau đến lân, kali. Ngoài thị trường có bán phân NPK trong phân này chúng có đủ cả ba chất đạm, lân, cali có thể mua về phun cho lan. Thời điểm lan trưởng thành cần kích thích ra hoa ta tăng cường kali, giảm tưới nước, tăng ánh sáng lan sẽ tức mà ra hoa.
4. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:
Chăm sóc lan đúng cách đủ dinh dưỡng, nước, ánh sáng theo từng loại lan cũng là phòng trừ được sâu bệnh rồi, ngoài ra chúng ta cần phải phun thuốc phòng bệnh định kỳ phun khoảng 7 đến 10 ngày phun một lần đối với mùa mưa, 15 đến 20 ngày phun một lần đối với mùa nắng như thuốc chống nấm, thuốc chống dệp có bán ngoài thì trường. Các bệnh rệp đùng thuốc Supracid 40ED/ND, Suprathio40EC, Ofatox 40EC, Bitox 40EC, các bệnh nấm dùng Starner 20, Benomyl, Zinep, Các loại sâu dùng captafon, captan hoặc Actara...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét