Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hoa Cảnh

 Người ta nói "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Vì vậy kỹ thuật chăm sóc là quan trọng nhất, khi nào cần tưới nươc, khi nào cấn bó phân... để cây sinh trưởng tốt theo đúng quy trình như sau:

Phần 1:  KỸ THUẬT CHĂM SÓC HOA BỒN
          I. BỒN (CHẬU) TRỒNG HOA
          Mầm nhỏ trồng chậu nhỏ, mầm to trồng chậu to. Căn cứ chất đất có thể chia ra chậu đất, chậu sành, chậu gốm, chậu cát tím, chậu nhựa… Những năm gần đây còn có loại chậu hỗn hợp đất xi măng, chậu gỗ, chậu kim loại đồng sát làm chậu lớn.



          II. CHỌN CHẤT ĐẤT
          Nói chung áp dụng chất dinh dưỡng nhiều thành phần làm thành đất trồng hoa, vì đất dinh dưỡng đơn nhất không thể thỏa mãn nhu cầu cho hoa sinh trưởng.
          1. Phân nhóm thường dùng pha chế đất
          1.1. Đất cát
          Không chứa chất hữu cơ, độ chua mặn là trung tính, thích hợp với trồng chăm sóc, gieo giống chăm sóc và trực tiếp trồng cây xương rồng cảnh hoặc thực vật nhiều nhựa. Nói chung đất sét có thể cho thêm cát sông để cải thiện kết cấu của đất. Dùng cát biển làm đất trồng cây, cần phải dùng nước ngọt rửa kỹ mới có thể dùng.
          1.2. Đất vườn
          Chất đất tương đối phì nhiêu, thiên tính acid hoặc thiên tính kiềm. Sau khi khô dễ cằn cỗi, tính thấu nước kém, khó sử dụng đơn độc.
          1.3. Đất hoai
          Tính acid yếu, hàm lượng dưỡng phần cao, đất tơi xốp, tính thấu khí và tính thấu nước tốt, là đất tốt trồng cây chậu truyền thống.
          1.4. Đất lá thông
          Chất đất phì nhiêu, tính thấu khí và tính thoát nước tốt, có tính acid mạnh, thích hợp loại cây hoa cảnh thích tính acid mạnh.
          1.5. Đất tro cỏ (đát tro bùn)
          Mềm tôi xốp, tính thoát nước và tính thấu khí tốt, có tính acid yếu, là đất trồng cây tốt.


          1.6. Bùn ao
          Sau khi phơi khô đập nhỏ sử dụng, hoặc hỗn hợp với cát thô hoặc đất tơi xốp nhẹ khác sử dụng
          1.7. Đất thảo bì (vầng cỏ)
          Dưỡng phần đầy đủ, có tính acid yếu
          1.8. Đất ao đầm
          Chất hoai mục phong phú, chất phì nhiêu nhiều, lâu dài, có tính acid sau khi phơi khô dễ cằn cỗi, nứt nẻ, nên trộn với cát khô sử dụng.
          1.9. Vỏ dừa
          Tính giữ nước và thấu khí tốt, có lợi cho cây thu hút dinh dưỡng phần nước và sử dụng tiện lợi, sạch, dễ vận chuyển nhưng chất đất nhẹ nên trộn với đất thô sử dụng.
          1.10. Tro vỏ lúa (tro nấu)
          Trung tính, hoặc acid yếu, có chất dinh dưỡng cali tương đối cao, cho vào đất có thể làm cho đất tơi xốp, thấu khí.


          2. Nguyên tắc phối chế đất
          Nguyên tắc phối chế đất là đòi hỏi phải có tình trạng vật lý, hóa học tốt, có tính thấu khí nhất định và đất tơi xốp, có khả năng giữ nước và thoát nước tương đối mạnh.
          Hoa cảnh sinh một năm và sinh 2 năm sống trên đất cát thoát nước tốt đều có thể sinh trưởng tốt, giống hoa mùa thu trồng trên đất sét là thích hợp. Hoa cảnh rễ cũ (rễ năm trước) nếu có lớp đất 40 – 50cm, lớp dưới nên lót chất thoát nước, để thoát nước tốt. Hoa cảnh rễ cũ ở thời kỳ mầm non đòi hỏi chất đất nhẹ giàu chất hoai xốp, còn sau năm thứ 2 thì đất sét hơi dính là vừa. Hoa cảnh rễ hình cầu dùng chất đất nhẹ thoát nước tốt giàu chất hoai xốp là thích hợp. Hoa cảnh trong phòng ấm khi trồng đòi hỏi đất giàu chất hoai mục tơi xốp, mềm có tính thấu khí và tính thoát nước tốt và có thể duy trì trạng thái ẩm nhuận của đất lâu dài, khó khô.
          3. Tiêu độc cho đất
          Tiêu độc hóa học: dùng foormaline 40% phun đểu lên đất, mỗi m2 dùng 500ml, sau đó dùng màng nilong đậy kín, để kín 1 – 2 ngày sau khi gỡ bỏ màng nilong, cuốc đất lật phơi đất 7 – 10 ngày là có thể sử dụng; hoặc dùng foormaline loãng 50 lần xả đều lên mặt đất phơi, mỗi m2 dùng 2,5kg, sau đó dùng màng nilong đậy kín 3 -6 ngày, sau khi mở màng nilong ra, lại phơi nắng 10-15 ngày mới có thể sử dụng.
          Tiêu độc vật lý: Phơi nắng đất, gia nhiệt tiêu độc, chưng hơi tiêu độc.
          4. Vào chậu (bồn), thay chậu, chuyển chậu, và đảo chậu
          4.1. Vào chậu
          Thao tác trồng mầm cây hoặc cây non vào chậu gọi là vào chậu. Trước hết cho mấy cục gạch vỡ hoặc than cục vào đáy chậu, sau đó cho một ít đất vào, đặt chậu ngay ngắn lên đất, vun đất vào gốc cây, vừa vun đất vừa nén đất xung quanh cho cây đứng vững, đất cách vành chậu khoảng 3cm, sau khi nén chặt tưới nước vào gốc.
          4.2. Đổi chậu
          Đổi chậu là nhổ cây trồng của chậu này trồng sang chậu khác. Trước khi đổi chậu 1 – 2 ngày ngừng tưới nước, sau khi nhổ cay từ chậu cũ ra, bóc bỏ đất cũ, cắt bỏ rễ râu và rễ thối hỏng, cho vào chậu mới hoặc chậu cũ, đồng thời cho thêm đất mới vào. Sau khi đổi chậu cần tưới đủ nước, để cho rễ và đất tiếp xúc bám chặt vào nhau, sau đó để vào chỗ râm mát dưỡng mầm 2 – 3 ngày, sau đó chuyển đến chỗ sinh trưởng thích hợp. Cây hoa sinh một năm hoặc sinh 2 năm trước khi nở hoa phải đổi chậu 2 – 4 lần. Cây hoa năm trước một năm đổi chậu 1 lần, cây hoa thân gỗ 2 năm hoặc 3 năm đổi chậu 1 lần.
          4.3. Chuyển chậu
          Cây trồng dễ phát sinh cong uốn về hướng ánh sáng và sinh trưởng về hướng ánh sáng. Đề phòng sinh trưởng lệch theo ánh sáng phá hoại thế cây tròn trịa, mỗi mấy ngày phải chuyển đổi hướng chậu hoa.
          4.4 Đảo chậu
          Đảo chậu là nói đảo chậu hoa từ phòng ấm đến một nơi khác vị trí chậu hoa không giống nhau, yếu tố ảnh hưởng môi trường từ chiếu sáng, thông gió, nhiệt độ khác nhau, thì sinh trưởng của bồn hoa khác nhau, để làm cho nó sinh trưởng đều và thống nhất, qua một thời gian, phải tiến hành một lần đảo chậu.
          5. Quản lý chăm bón
          5.1. Tưới nước
          Thời gian tưới:
          Mùa xuân buổi sáng trên dưới 10 giờ, mùa hè buổi sáng 7 – 8 giờ hoặc buổi tối 5 – 6 giờ, khi nhiệt độ cao không thể tưới nước; đầu thu có thể tham khảo mùa hè. Trung thu thời gian tưới sáng tối đều được, thu sau nên tưới vào buổi trưa; mùa đông nên tưới nước vào buổi trưa hoặc buổi chiều lúc trời trong.
          Phương thức tưới nước hoa bồn có tưới ướt, tưới phun và ngâm bồn.
          Thời kỳ mầm non lượng nước tương đối ít nên tưới lượng nước ít nhiều lần. Thời kỳ dinh dưỡng sinh trưởng của mầm và phát triển lá, cành, tưới nước cần tưới thấu. Thời kỳ phân hóa mầm phải khống chế nước thích đáng. Thời kỳ ra nụ hoa phải tưới nhiều nước. Thời kỳ nở hoa tưới ít nước. Thời kỳ ngủ tưới ít nước. Mùa hè sinh trưởng phải có ít nước thấm từ đáy chậu ra là vừa. Mùa đông nhiệt độ thấp tưới ít nước, giữ cho đất hơi ẩm là được.


          5.2. Bón phân
          Thời gian bón phân vào chập choạng tối lúc trời trong. Bón phân bồn hoa trong một năm có thể chia ra 3 giai đoạn:
          - Bón lót nên sau mùa xuân kết hợp thay đất lật chậu bón 1 lần.
          - Mùa sinh trưởng thịnh vượng và thời gian kỳ mầm hoa phân hóa đến giai đoạn ủ nụ bón phân.
          - Sau khi đưa vào phòng ấm xem tình hình để bón phân.
          Phân lót chủ yếu là phân hữu cơ hoại đủ, phối hợp với phân lót bón phân người đều, lượng dùng không được vượt quá 20% tổng lượng đất bồn. Bón thúc thông thường chủ yếu dùng phân khô dầu, bã dầu đã phối trộn, cũng có thể dùng phân vô cơ hoặc nguyên tố vi lượng bón thúc hoặc bón phun lá. Khi bón phun phải chú ý nồng độ nước phân.
          Bón phân thời kỳ sinh đẻ của cây: Trước khi mầm lá ra, có thể bón thúc nước phân khô dầu pha loãng; khi nảy mầm bón nhiều phân đạm; thời kỳ sinh trưởng thịnh vượng, có thể bón phân khô dầu pha loãng; thời kỳ hoa mầm phân hóa đều thời kỳ ra nụ hóa thúc phân hoại mục pha loãng, và kết hợp bón thúc mặt lá, sau khi thành nụ giảm bớt phân đạm, tăng bón phân lân, nên dùng phân nước; khi thời kỳ hoa không bón, sau khi hoa nở bón đầy đủ phân lân. Sau khi bón phân sang ngày thứ 2, phải tưới lại nước gọi là “nước quay đầu”, phòng phân hại.
          5.3. Cắt tỉa chỉnh hình
          Hoa cỏ chia làm hai loại hoa cỏ: hoa cỏ và hoa cỏ thân gỗ, phương pháp cắt tỉa chỉnh hình hai loại hoa cỏ có khác nhau.
          * Hình thức chỉnh hình hoa cỏ thân cỏ.
          Kiểu thân đơn, kiểu nhiều thân, kiểu sinh chùm, kiểu treo, kiểu giá, kiểu cột dây leo. Hình thức cắt tỉa chủ yếu là ngắt tâm, cắt mầm, cưa cành, tỉa nụ, ngắt hoa, cắt hoa tàn, trẩy lá.
          * Hình thức chỉnh hình hoa cỏ thân gỗ
          Ngoài hình thức treo đứng, giá và kiểu cột dây leo ra, còn có kiểu trồng nhóm, kiều chia trục ba lớp, kiểu bảo tháp, kiểu nhiều lớp đơn thân, kiểu bện dây, kiểu tạo hình, kiểu bàn cong và kiểu cuộn lá. Chủ yếu thông qua hái tâm, ngắt mầm, sửa cành, hái lá, tỉa quả, hái bỏ hoa tàn để chỉnh sửa.
          5.4. Phòng trị bệnh sâu hại
          Bệnh hại thường thấy có bệnh mềm nhũn có tính vi khuẩn, bệnh phấn trắng, bệnh thối rễ. Bệnh mềm nhuẫn có vi khuẩn có thể dùng Streptonycin 72% dùng trong công nghiệp pha loãng 4.000 lần phun phòng trị, cách 7 – 10 ngày phòng trị một lần; bệnh thối rễ có thể dùng Methyltopsin 70% pha loãng 4.000 lần tưới rễ phòng trị, cách 7 – 10 ngày phòng trị 1 lần.
          Sâu hại chủ yếu là sâu bông, có thể dùng niêm trùng bản mày vàng dụ giết, thời kỳ phát sinh thịnh có thể dùng Pyrrolin 25% pha loãng 1000 lần phun phòng trị, chú ý nông dược phải sử dụng chéo nhau.
B) KỸ THUẬT CHĂM SÓC MẦM LỚN XANH LÁ
          I. THỜI GIAN DI TRỒNG
          Thời gian di trồng tốt nhất chọn sau thời kỳ ngủ của cây và trước dịch cây đâm chồi, hạ tuần tháng 2 đến đầu tháng 3 là thời kỳ tốt nhất, thời gian di trồng giống cây rụng lá thích hợp nhất là sau rụng lá đến trước đầu chồi nảy mầm.
          1. Di trồng mùa xuân
          Thời gian di trồng căn cứ vào giống cây nảy mầm sớm muộn để sắp xếp: Loại cây nảy mầm sớm di dời trước, loại muộn di dời sau; loại rụng lá di dời trước, loại xanh lá di dời sau; cây thân gỗ di dời trước, cây thân cỏ, rễ co cụm di dời sau, mầm lớn di dời trước, mầm nhỏ di dời sau.
          2. Di trồng mùa hạ
          Mầm lá cây thường xuyên xanh hoặc rụng lá có thể di trồng vào đầu mùa mưa. Khi trồng phải đào gốc có đất bó to và bao gói tốt, bảo vệ tốt bộ rễ, phần cây mềm trên đất có thể cắt tỉa thích đáng, sau khi di trồng phải phun nước bảo đảm tán cây ẩm nhuận, còn phải che mát phòng nắng, sau một thời gian ngắn, mầm cây sẽ sống tốt.
          3. Di trồng mùa thu
          Mùa thu miền nam (Trung Quốc) nói chung vẫn còn một kỳ sinh trưởng, di trồng mùa thu phải ngưng sinh trưởng phần trên đất của mầm cây, mầm cây rụng lá hình thành lá bệnh sau khi lớp lá rụng là có thể di trồng, vì lúc này bộ rễ chưa ngừng sinh trưởng, sau khi di trồng có lợi cho phục hồi vết thương bộ rễ, sau khi di trồng tỷ lệ sống cao.
          4. Di trồng mùa đông
          Do Quảng tây thời gian lạnh mùa đông ngắn, mầm cây đã vào thời kỳ ngủ, do đó, nói một cách tương đối, mùa đông là thời kỳ tốt nhất của di trồng. Sau khi cây tự rụng lá đến đầu năm sau trước khi ra lá là di trồng, cây lá kim nên di trồng sớm hơn cây rụng lá, cây lá xanh thường xuyên phải di trồng vào đầu mùa mưa phùn.
          II. DỤNG CỤ DI TRỒNG
          Dụng cụ di trồng có thể chia làm hai loại: Dụng cụ không cần thu hồi, dụng cụ cần thu hồi.
          1. Dụng cụ không cần thu hồi
          Đó là các dụng cụ giấy dạng tổ ong, dụng cụ đất nung (gạch dinh dưỡng, cốc dinh dưỡng, dụng cụ than bùn, cốc tương bùn, rơm rạ, dụng cụ vải không sợi).
          2. Dụng cụ cần thu hồi
          Nói chung là các dụng cụ nhựa như túi mỏng nilong, ly nhựa cứng, loại dụng cụ này sau khi cùng cây mầm trồng xuống đất không thể phân hủy, cần phải thu hồi trước khi trồng.
          III. PHƯƠNG PHÁP DI TRỒNG
          1. Phương pháp trồng lỗ
          Thích hợp với di trồng mầm lớn, sau khi chọn đất thích hợp với mầm sinh trưởng, theo mầm to nhỏ, cự ly hàng cây để kéo dậy đỉnh điểm, sau khi xác định vị trí sẽ đào lỗ, đường kính và độ sâu lỗ phải lớn hơn bộ rễ của mầm cây. Độ sâu cây trồng phải sâu hơn cây trồng nguyên gốc 2 – 5cm, sau khi trồng xong lấp đất nén chặt và tưới đủ nước phần gốc, mầm cây to phải bố trí cây cọc chống đỡ cố định, phòng cây bị gió quật đổ.
          2. Phương pháp trồng rãnh
          Thích hợp với di trồng mầm cây nhỏ, kết hợp với cự ly hàng cây mầm tiến hành đào rãnh, đát đưa lên hai bên rãnh, để tiện định thổ (lắp đất) và định điểm mầm, theo thứ tự cự ly nhất định đặt mầm vào trong rãnh, sau đó tiến hành lấp đất. Chú ý làm cho đất lấp đầy phần bộ rễ của mầm và nện chặt đất lấp, sau đó tưới nước gốc cây theo chiều thuận kim đồng hồ.
          3. Phương pháp lỗ cây
          Trước hết theo cự ly hàng cây kẻ hàng, điểm lỗ, sau đó dùng máy đánh lỗ trên từng điểm, độ sâu giống với lỗ cây, hoặc hơi sâu, cho mầm vào lỗ, lấp đất, tưới đủ nước ở rễ, phương pháp này phải có máy đào lỗ chuyên dụng.
          IV. QUẢN LÝ SAU DI TRỒNG
          1. Tưới nước
          Nguyên tắc tưới nước là “không khô, không ướt, tưới đủ”. Mùa hè phải chú ý phun nước cho toàn bộ cành lá, mùa mưa phải chú ý kịp thời thoát nước đọng lại.
          2. Bón phân
          Bón phân có thể kết hợp với cày bừa, trước khi trồng phải bón đủ phân lót bằng phân hữu cơ là chính, lượng phân bón là 10 – 12kg/m2, mùa sinh trưởng chủ yếu là bón phân thúc, lượng bón phân hàng năm là 0,06 – 0,12kg/m2 là vừa, khi cây lớn vừa mới nảy mầm và chồi mới ra trên dưới 10cm, khi chồi mọc mùa thu mỗi kỳ bón thúc một lần, chủ yếu là phân đạm, có thể kết hợp tưới nước, mỗi cây mỗi lần bón phân 100 – 150g,  phân hòa với nước tan tưới, hoặc dùng nước tiểu 1 – 2% hoặc dùng dipotasium hydrogen photphate để bón thúc ngoài rễ, thúc đẩy mầm mới sinh trưởng, đến mùa thu sau khi ngừng sinh trưởng, bón thúc một lần chủ yếu là phân lân, kali, thúc đẩy cành mới chất gỗ hóa nhanh.


          3. Cày xới làm cỏ
          Cày xới là đất sâu 10 – 20cm, kết hợp trừ cỏ, khi đất tơi trừ cỏ, rễ cây cần lỏng tưới ít nước, ngoại vi rễ cây có thể sâu hơn, cây nhỏ cạn hơn, cây to sâu hơn; đất cát cạn hơn, đất sét sâu hơn, mùa hè cạn hơn, mùa đông sâu hơn. Mùa sinh trưởng trên dưới 15 ngày làm tơi đất, trừ cỏ một lần, khi mùa hè sinh trưởng tương đối thịnh tiến hành trừ cỏ, nói chung năm thứ nhất trừ cỏ 5 – 6 lần, năm thứ 2 là 4 lần, năm thứ 3 là 3 lần, bắt đầu từ năm thứ 4 mỗi năm 1 – 2 lần.
          4. Phòng trị bệnh sâu hại
          Phòng trị bệnh sâu hại chủ yếu là dự phòng, tổng hợp phòng trị, nguyên tắc là “trị sớm, trị nhỏ, trị khỏi”. Bệnh hại chủ yếu có bệnh nhiệt than, bệnh khô lá, bệnh nám đen, sâu hại chủ yếu có sâu bông, ốc bươu và một số sâu hại có tính đục lỗ như thiên ngưu (bọ con xén tóc). Bệnh hại có tính xâm nhiễm, cần phải phun thuốc Pordeaus mixture trước khi phát bệnh để dự phòng, sau khi phát bệnh phun dipteres, zineb và các thuốc diệt khuẩn khác trị liệu. Sâu hại ăn lá có thể phun dipteres để diệt, sâu hại ăn rễ có thể dùng Poison bait dụ diệt, hoặc dùng hạt furane cho vào lớp dưới đất để phòng trị.
         Tóm lại để cây phát triển tốt có sức khỏe người chơi cây cảnh cũng như người trồng cây ăn trái phải có kỹ thuật chăm sóc khoa học chu đáo thì mới được kết quả như ý muốn.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hoa Cảnh Rating: 4.5 Diposkan Oleh: ok

0 nhận xét:

Đăng nhận xét