Tại sao gọi là địa lan? có nhiều loại lan, phong lan, địa lan, huệ lan, lan quân tử. Trên thế giới có khoảng 22.000 loại phong lan, vậy chúng ta phân biệt chúng như thế nào cho dễ hiểu.
- Phong lan: là loại lan mọc trên cao, chịu nắng gió, thường chúng bám vào thân cây trong rừng, ngày nay con người thuần hóa trồng chậu, ghép vào thân gỗ treo trên cao gọi là phong lan.
- Địa lan: là loại lan mọc dưới đất, bám vào hộc đá có độ thấp, ưa ẩm ướt, ngày nay con người trồng vào chậu, bón phân cho cấy ra hoa theo ý muốn.
- Huệ lan và Lan quân tử cũng là lan mọc dưới đất, hoa kiểu loa kèn, cao khoảng 30 cm đến 50 cm, có củ như giá hành, mọc thành bụi, dải thảm hoặc trồng cây một trong bình rất đẹp.
* Đặc điểm địa lan
Địa lan rừng có lá mảnh
màu xanh ngọc bích, khác hẳn với những loại lan nhỏ thông thường. Địa lan có
dáng dấp khoáng đạt nhưng lại không mất đi sự thanh nhã vốn có của loài lan.
Thời kỳ nở thông thường từ tháng 10 năm nay tới tháng 4 năm sau.
* Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Nhiệt độ: Địa lan rừng phù hợp sinh
trưởng trong nhiệt độ từ 10 – 25 độ C, nhiệt độ ban đêm khoảng 10 độ là lý
tưởng nhất. Tới thời kỳ hoa nở, nếu nhiệt độ môi trường khoảng từ 5 – 15 độ thì
hoa ó thể nở trên 3 tháng.
- Độ ẩm: Địa lan rừng ưa
ẩm ướt nhưng cũng thích được chiếu sáng. Khi để hoa trong phòng, độ ẩm nên duy
trì khoảng 60 – 80% là được. Lưu ý, phải để hoa ở nơi thông thoáng nếu không
cây sẽ rất dễ nhiễm bệnh. Khi đất bị khô mới tưới nước và nhớ tưới cho thấm
đều.
- Bón phân: Địa lan rừng ưa phân bón
hơn những loài lan khác, vì thân to nên cũng ưa lượng phân nhiều hơn, nhất là
vào thời kỳ ươm nụ. Trong thời kỳ sinh trưởng nên bón thêm ni-tơ, phốt-phát,
kali theo tỉ lệ 1:1:1. Trong thời kỳ thúc nở có thể bón theo tỉ lệ 1:2:3, độ
chua mặn của phân loãng nên duy trì từ 5 – 6 là được.
Địa lan rừng phù hợp với
những người yêu lan, chăm vườn cẩn thận. Mời quý vị tìm hiểu thêm Kỹ thuật trồng lan.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét